Vì sao tôi không dạy con chia sẻ đồ chơi với bạn khác?

Thoạt tiên thì tôi cảm thấy người mẹ này thật điên rồ, nhưng bây giờ thì tôi hoàn toàn đồng ý với những gì cô ấy nói. – một độc giả chia sẻ.
Tôi cho con trai theo học một trường mẫu giáo tư thục. Ở đây các quy định đều do phụ huynh thảo luận và thống nhất với nhau, trong đó có một quy định về việc chia sẻ. Một bé có thể giữ một món đồ chơi mà bé thích đến khi nào hết thích nữa thì thôi. Nếu một bé khác cũng muốn món đồ chơi đó, bé phải chờ cho đến khi bạn kia chơi xong. Phụ huynh và cô giáo thậm chí phải giữ hộ món đồ chơi cho bé khi bé đi vệ sinh, hay trong giờ ăn, để đảm bảo rằng không ai giành mất. Quy định này áp dụng cho tất cả đồ chơi, trò chơi, kể cả xích đu.
Tôi quan sát trong 2 tuần và nhận ra rằng tất cả các bé đều hiểu quy định này và đều vui vẻ khi nghe tôi nói rằng: “Con chờ đến khi bạn Minh chơi xong nhé!”. Khi đến những nơi khác, tôi thấy thái độ về việc chia sẻ hoàn toàn khác ở trường của con tôi, chính quy định ấy có tác động tích cực lên thái độ của các bé.
Vì sao tôi không dạy con chia sẻ đồ chơi với bạn khác?
Hai câu chuyện về việc chia sẻ
Dưới đây là 2 câu chuyện về việc chia sẻ mà tôi chứng kiến gần đây.
Chuyện thứ nhất là từ một người bạn thân của tôi. Cô ấy dắt đứa con 2 tuổi của mình đi chơi ở công viên. Bé Sơn mang theo một chiếc xe đồ chơi nhỏ. Một đứa bé khác, lớn hơn một chút, rất thích chiếc xe, yêu cầu Sơn cho mình chiếc xe và thế là một trận ẩu đả giữa 2 bé xảy ra . Mẹ của đứa bé kia hậm hực: “Bạn ấy đã không được mẹ dạy cho cách chia sẻ đồ chơi!”. Đừng bận tâm, thực tế là chiếc xe thuộc về con bạn, và khi ai đó hỏi xin hay đề nghị được chia sẻ, bé trả lời “Không” là hoàn toàn hợp lý.
Chuyện thứ hai xảy ra tại trung tâm văn hóa gần nhà tôi. Vào sáng thứ 6 hàng tuần, ở đây có rất nhiều đồ chơi cho trẻ em. Có một chiếc xe màu đỏ mà con trai tôi rất thích, bé có thể lái nó chạy quanh trong suốt một tiếng rưỡi đồng hồ mà không biết chán. Tôi đang ngồi trên ghế băng để theo dõi con mình từ xa thì nhìn thấy một phụ nữ có con trai muốn lái xe đã tiếp cận con tôi nhiều lần và hỏi: “Con có thể nhường cho bạn chơi một chút không?”. Tất nhiên bé phớt lờ và sau một hồi, cô ấy đã bực tức bỏ đi. Có đến một triệu chiếc xe khác cô ta có thể cho con mình lái, trong đó có những chiếc gần giống với chiếc xe của con trai tôi, tại sao nhất định yêu cầu một đứa bé khác phải chia sẻ cho con mình?
Bài học về thực tế cuộc sống
Tôi không đồng ý với cách cư xử của các bà mẹ trong hai tình huống trên, bởi vì sẽ khiến cho bé có suy nghĩ là “À, mình hoàn toàn có thể giành một thứ gì đó của người khác nếu mình thích nó”. Tôi hiểu được suy nghĩ của các bậc cha mẹ là luôn mong muốn cho con cái của mình tất cả mọi thứ mà bé muốn. Tuy nhiên, điều đó không đúng trong tất cả các trường hợp, và không nên dạy bé giành giật thứ không thuộc về mình một cách bất hợp lý.
Đừng để bé nghĩ rằng mình muốn gì sẽ có nấy và ai cũng có nghĩa vụ phải nhường cho mình. Tôi từng đọc một bài viết hài hước về những thanh thiếu niên hiện nay luôn mong đợi được tăng lương, thăng cấp chỉ vì lý do “Tôi có mặt ở công ty mỗi ngày”.
Bạn có thể tự liên hệ bản thân mình, bạn có chen lấn, vượt trước dòng người đang xếp hàng chờ thanh toán ở siêu thị chỉ vì bạn cảm thấy mình không thích chờ đợi không? Và người trưởng thành đều không thể tự ý lấy một thứ gì đó của người khác (như điện thoại, kính mát…) chỉ vì họ thích chúng.
Thật khó, nhưng chúng ta nên dạy cho con mình về cách đối mặt với sự thất vọng, bởi vì đó là thực tế cuộc sống. Và chúng ta không thể lúc nào cũng ở bên cạnh con để “chiến đấu”, “tranh giành” mọi thứ cho bé được. Thay vào đó, chúng ta dạy bé làm thế nào có được những thứ mình muốn thông qua làm việc chăm chỉ, siêng năng và kiên nhẫn, điều này mới là quan trọng nhất.

EVA
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment