Nỗi lo sợ càng tăng khi thấy những người mà anh đoán đó là "du kích cộng sản" tay lăm lăm các loại vũ khí thô sơ chĩa vào mình. Quá sợ hãi, Shaw vội rút tiền, nhẫn vàng đưa cho họ, nhưng họ lắc đầu và dẫn anh đến nơi khác.
Tại đó, Shaw được cho ăn và chỉ chỗ ngủ, nhưng anh vẫn chưa hết sợ, bởi không biết người ta sẽ làm gì, trong khi không ai hiểu những lời anh nói. Biết tin du kích bắt được phi công Mỹ, Bác Hồ lúc đó ở Pác Bó chỉ thị phải chăm sóc thật chu đáo và dẫn lên gặp Bác.
Sau nhiều ngày xuyên rừng, khi thì phải ẩn náu để tránh quân Nhật, lúc thì nghỉ lại những nơi có "du kích cộng sản" tập luyện, họ đưa Shaw đến gặp một "Ông Cụ", khi ông ta đang chuẩn bị đi đâu đó, nhưng thấy anh, Cụ liền ở lại, tươi cười bắt tay và hỏi:
- Anh ở bang nào của nước Mỹ.
{keywords} |
Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Shaw hết sức ngạc nhiên, bởi ở nơi núi rừng này lại có người nói tiếng Anh chuẩn đến thế, nụ cười rạng rỡ, Shaw đáp:
- Thưa ông, tôi ở bang Texas.
- Anh đã có vợ chưa?
- Thưa ông, tôi đã có vợ.
- Anh có muốn về Mỹ gặp lại vợ không?
- Thưa ông, nếu được như vậy, không chỉ là niềm vinh hạnh với tôi và là cả gia đình tôi. Chúng tôi sẽ hết sức mang ơn ông.
- Anh không cần nói như vậy, chúng tôi sẽ giúp anh, bởi chúng tôi là những người cùng Đồng Minh chống phát xít. Chúng tôi sẽ trao trả ông cho lực lượng không quân Mỹ tại Trung Quốc
Shaw cảm thấy nhẹ cả người, anh đặt niềm tin vào "Ông Cụ" và tin tưởng mình đã thoát khỏi nguy hiểm.
Anh được lo chỗ ăn nghỉ hết sức cho đáo. Shaw hết lời ca ngợi "Ông Cụ": Ông ấy nói tiếng Anh giỏi quá, lại đối xử thân mật như cha tôi vậy". Mấy ngày sau, Shaw lại được "Ông Cụ" tặng mảnh lụa trắng, thêu chữ "Greeting". Đó là tặng phẩm mà Bác bảo các cô gái địa phương làm để tặng Shaw. Shaw không ngờ nơi núi rừng heo hút anh lại được đối xử văn minh đến thế và anh cũng không hiểu tại sao "Ông Cụ" này đã đến nước Mỹ khi anh chưa được sinh ra trên cõi đời này...
Sau gần hai tháng ở nơi núi rừng Pác Bó, cuối năm 1944, Shaw cùng Bác Hồ và một số người trong mặt trận Việt Minh lên đường đi Trung Quốc. Để tránh sự lùng sục của quân Nhật, đảm bảo an toàn cho viên phi công, đoàn đi chia làm hai tốp, Shaw đi tốp khác, nhưng được Bác nhường cho con ngựa, còn Người và các đồng chí đi bộ, trên đường đi Bác luôn dặn dò phải bảo đảm an toàn cho viên phi công. Khi qua biên giới Việt Trung, Bác gặp lại Shaw. Sau năm ngày được đi cùng Bác trên đất Trung Hoa, Shaw được sỹ quan của quân đội Trung Hoa dân quốc tiếp nhận, họ hứa với Bác sẽ đưa viên phi công này về đến Bộ Tư lệnh không quân Mỹ tại Côn Minh. Chia tay Người, Shaw hết sức bùi ngùi, mong có ngày gặp lại và hứa sẽ chuyển thư của Bác đến cấp cao nhất.
Chuyến đi cuối năm 1944 hết sức quan trọng, bởi Bác cho rằng đó là chuyến đi để "mở mặt trận ngoại giao", mà trước hết với Mỹ. Người thấy cần phải tranh thủ Mỹ để có thêm những điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Sau gần một tháng, vừa đi bộ, vừa đi xe lửa, lại mất hơn tuần lễ phải nằm dọc đường vì sốt rét, đoàn do Bác dẫn đầu mới đến Côn Minh, trong khi đó, Shaw được đáp máy bay đến Côn Minh trước.
{keywords} |
Tại Côn Minh, thông qua một gia đình Việt Kiều. Bác liên lạc với Claire Lee Chennault - tướng hai sao, Tư lệnh Tập đoàn không quân 14 của Mỹ với biệt danh "Hổ Bay" tại Hoa Nam Trung Quốc, cũng là người dại diện cao nhất của quân Đồng Minh tại khu vực.
Sau mấy lần trao đổi qua thư ký, ngày 23/3/1945, vị lãnh tụ cách mạng Việt Nam và Tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh không quân 14 của Mỹ gặp nhau tại tổng hành dinh của ông ta.
Cuộc gặp gỡ hết sức cởi mở. Viên tướng Mỹ cảm ơn Bác và Việt Minh đã cứu giúp, chăm sóc phi công họ hết sức tử tế. Bác nói đó là bổn phận của người Việt Nam chống phát xít và khẳng định làm tất cả mọi việc trong khả năng có thể để giúp Đồng Minh.
Bác hỏi về trung uý Shaw, Chennault trả lời: "Shaw đã về Mỹ, trước khi lên máy bay anh ta còn gửi lời cảm ơn Ngài". Chennault trao cho Bác khá nhiều thuốc chữa bệnh và tiền để tặng những người đã cứu giúp phi công họ. Bác chỉ nhận thuốc, còn tiền trả lại, Người nói với các bạn Mỹ rằng cứu giúp phi công là trách nhiệm của những người Việt Nam yêu nước bởi họ cũng đang đứng về phái Đồng Minh để đánh lại phát xít Nhật.
{keywords} |
Mấy ngày sau, cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa Bác và viên Tư lệnh lại diễn ra tại. Hai bên đã nhất trí, phía Việt Minh sẽ lập một trạm cứu giúp các phi công Đồng Minh bị nạn ở Đông Dương. Trong bữa tiệc sau đó, những người chỉ huy không quân Mỹ hết sức ngạc nhiên trước sự am hiểu sâu sắc về lịch sử và các chính khách nước Mỹ của vị "đại diện Việt Minh". Chia tay Chennault lệnh cho máy bay L5 đưa Bác và phái đoàn đến Liễu Châu để dự Đại hội quốc tế chống xâm lược.
Khi nhắc về câu chuyện giữa Bác Hồ và viên phi công Mỹ, Archimedes L.A Patti, tác giả cuốn Why Vietnam? đã viết: "Đây là một dịp thuận lợi để Ông Hồ đề cao phong trào cách mạng với người Mỹ và làm cho họ phải chính thức công nhận phong trào của Ông"
0 comments:
Post a Comment